You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.
Ngải cứu là một trong những loại thảo dược có rất nhiều công dụng. Nếu bạn chưa biết về công dụng của loại cây này thì cùng siêu thị bột tham khảo công dụng của ngải cứu trong bài viết dưới đây nhé!
Ngải cứu khô có tác dụng gì?
Ngải cứu khô còn có tên là cây Thuốc Cứu, cây Ngải điệp, cây Thuốc cảm.

1.MÔ TẢ:
Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0.4m-1m. Cây có mùi thơm hắc, ăn có vị đắng.
 

2.XUẤT XỨ:
Ngải cứu thường mọc hoang ở các vùng quê Việt Nam. Cây ngải cứu ngày nay được trồng với quy mô lớn dùng làm thuốc, còn các hộ gia đình trồng ngải cứu để ăn và sử dụng  để chế biến cùng các món ăn hàng ngày. 
Cây ngải cứu ưa ẩm, được trồng bằng cách giâm cành hay trồng cây con.

3. THÀNH PHẦN:
Lá ngải cứu chứa tinh dầu, các flavonoid, các acid amin như: adenin, cholin.

4. CÔNG DỤNG:
 


 Ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng lâu đời trong dân gian và trong Đông y để:
☘ Cầm máu: phụ nữ kinh nguyệt không đều, có thai ra huyết, thổ huyết, chảy máu cam, đái ra máu.
☘ Giảm đau nhức, Lợi tiểu.
☘ Sát trùng, kháng khuẩn: ghẻ lở, trị viêm da, dị ứng, viêm gan, trừ giun nhờ tinh dầu có tính kháng khuẩn cao.
☘ Điều hòa khí huyết, đau kinh, ôn kinh, an thai.
☘ Đau bụng do lạnh, nôn mửa, kiết lỵ.
☘ Bạch đới, phong thấp, hàn thấp.
☘ Ngải cứu có hoạt chất diệt và đuổi côn trùng.
☘ Lá ngải cứu sao cháy có tác dụng cầm máu tức thì.

5.CÁCH DÙNG:
☘ Hái lá ngải cứu và ngọn để ăn tươi, hoặc phơi khô dưới bóng râm để chữa bệnh.
☘ Ngải cứu khô có thể để được rất nhiều năm mà không hề làm giảm đi công dụng chữa bệnh.

6. LƯU Ý:
☘ Tác dụng của ngải cứu rất tốt, tuy nhiên nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra ngộ độc.
☘ Nếu sử dụng ngải cứu trong thời gian dài và nhiều sẽ làm dây thần kinh trung ương của bạn dễ bị hưng phấn, mang đến tác dụng phụ là làm chân tay run rẩy, nặng hơn có thể dẫn tới co giật, nói sàm, tê liệt.
☘ Trường hợp nghiêm trọng còn làm các tổn thương các tế bào não, và để lại những di chứng nguy hiểm về sau.