Tinh dầu được sử dụng rộng rãi với nhiều mục đích khác nhau, được ví như một biện pháp thiên nhiên an toàn, hiệu quả để chăm sóc sức khỏe. Vậy tinh dầu là gì? Gồm những loại nào? Công dụng của tinh dầu ra sao? Hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé!
1Tinh dầu là gì?
Tinh dầu là một dạng chất lỏng chứa các hợp chất thơm dễ bay hơi được chiết xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau, từ lá cây, thân cây, hoa, vỏ cây, rễ cây hoặc những bộ phận khác của thực vật.
2Các loại tinh dầu và cách phân loại
Dưới đây là một số loại tinh dầu và cách phân loại.
Tinh dầu nguyên chất
Tinh dầu nguyên chất là tinh dầu chưa pha chế với các thành phần hoá học khác. Được chiết xuất 100% từ thực vật thiên nhiên, với một hàm lượng nhất định (có thể uống được), rất tốt và an toàn cho sức khỏe (trừ một số loại tinh dầu được khai thác từ các loại dược thảo không ăn uống được ở dạng thô như lộc đề, bách...).
Việc pha tinh dầu nguyên chất với các chất hóa học khác sẽ tạo ra tinh dầu không nguyên chất (vẫn giữ được hương của tinh dầu).
Tinh dầu tổng hợp
Là sản phẩm có mùi hương tương tự tinh dầu được tạo thành qua con đường tổng hợp hóa học (dầu thơm). Tinh dầu tổng hợp được tạo thành từ việc kết hợp các loại hóa chất bắt chước theo mùi của tinh dầu thiên nhiên.
3Các phương pháp sản xuất tinh dầu
Một số phương pháp sản xuất tinh dầu, cùng tham khảo nhé!
Phương pháp chưng cất hơi nước
Phương pháp này cho ra tinh dầu có độ tinh khiết cao, được sử dụng cho những loại tinh dầu chiết từ lá, hoa, rễ và vỏ cây. Chẳng hạn như: tinh dầu oải hương, nhài, bạc hà, đàn hương, sả chanh,...
Các nguyên liệu sẽ được cho vào bình kín sau đó nấu lên. Hơi nước đem theo tinh dầu qua bình ngưng tụ lại thành hỗn hợp chất lỏng. Lúc này hiện tượng tách lớp nước và tinh dầu sẽ xảy ra. Người ta tiến hành tách nước và loại bỏ tạp chất, sau đó thu được tinh dầu nguyên chất.
Điểm nổi bật: có thể tạo ra tinh dầu nhanh chóng. Người thực hiện có thể biết được sự biến đổi dưỡng chất của tinh dầu. Lưu ý, nếu nhiệt độ quá cao thì các hợp chất có thể bị biến đổi theo hướng tiêu cực.
Phương pháp chiết xuất bằng dung môi
Thường áp dụng cho những loại tinh dầu (thường là các loại tinh dầu hoa) khó chiết xuất, dễ bay hơi. Chúng ta cần một chất dung môi (rượu, axeton, propan và hexane) để kéo tinh dầu lại, giảm sự bay hơi của tinh dầu theo phương pháp này.
Ưu điểm: chiết xuất ra tinh dầu nguyên chất rất cao.
Phương pháp ướp
Phương pháp ướp được áp dụng để lấy tinh dầu từ các loại hoa. Sử dụng 1 khuôn gỗ, đặt lên đấy tấm thủy tinh được phết mỡ lợn cả 2 mặt, lớp thủy tinh dày khoảng 3mm. Đặt lên trên bề mặt 1 lớp lụa mỏng, rải lên đấy 30 – 80g (tùy vào nhu cầu sử dụng) hoa tươi khô ráo, không bị dập nát.
Khoảng 35 – 40 khuôn gỗ được xếp chồng lên nhau, để trong phòng kín. Sau 24 – 72 giờ tùy theo từng loại hoa, người ta thay lớp hoa mới cho đến khi chất béo bão hòa tinh dầu. Có thể dùng mỡ có chứa tinh dầu tự nhiên, hoặc tách riêng tinh dầu bằng alcohol. Quá trình này rất công phu và đòi hỏi thời gian dài để thực hiện.
Phương pháp ép lạnh
Thường dùng cho những loại tinh dầu được chiết xuất từ vỏ của quả (tinh dầu cam, quýt, bưởi, chanh…) hoặc những loại thực vật dễ chiết xuất được tinh dầu.
Tinh dầu được chiết xuất bằng phương pháp ép lạnh không bị tác dụng bởi nhiệt, vì thế cho ra tinh dầu có hàm lượng, mùi vị đạt chuẩn nhất.
4Công dụng của tinh dầu
Công dụng của tinh dầu đối với sức khỏe
Giúp cân bằng hormone
Tăng khả năng miễn dịch và chống nhiễm trùng
Tăng cường hệ tiêu hóa
Tăng cường năng lượng
Cải thiện chức năng não
Giúp giảm căng thẳng và thư giãn
Giảm đau nhức
Giúp chữa ngáy ngủ, cải thiện giấc ngủ
Làm sạch không gian sống
Công dụng của tinh dầu đối với làm đẹp
Chăm sóc da và tóc: Tinh dầu thẩm thấu tốt qua da, hấp thu trực tiếp qua màng tế bào, làm chậm quá trình lão hóa, dưỡng mềm trắng da. Bên cạnh đó tinh dầu còn là dưỡng chất rất tốt để nuôi dưỡng mái tóc.
Hỗ trợ giảm cân: Tinh dầu bưởi giúp tăng cường sự trao đổi chất, bạn có thể thêm vài giọt tinh dầu tinh dầu bưởi (loại uống được) vào nước để uống trước mỗi bữa ăn, giúp kiềm chế cơn thèm ăn. Massage body với tinh dầu bưởi để giảm mỡ thừa, rất được nhiều người ưa chuộng.
5Những lưu ý khi sử dụng tinh dầu
- Những đối tượng không nên sử dụng tinh dầu:
Người dị ứng mùi thơm (khi tiếp xúc với hóa chất có mùi sẽ bị nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, các chứng bệnh về hô hấp, hen suyễn thứ phát...).
Người có vết thương hở, có làn da nhạy cảm, dễ bị viêm, dị ứng,..
Người bị bệnh huyết áp cao không nên dùng tinh dầu khuynh diệp, hương thảo, cỏ xạ hương, cây bài. Những người bị huyết áp thấp thì tránh dùng tinh dầu oải hương, kinh giới ô, ngọc lan tây.
Người từng và đang bị động kinh, thần kinh, thận cần tránh xa tinh dầu khuynh diệp, tiểu hồi, hương thảo, lá xô thơm, cây bách, hạt tiêu đen, cây thông, cây thìa là.
Mắc các vấn đề về tuyến tiền liệt tránh dùng tinh dầu melissa, thông… Những người mắc bệnh tăng nhãn áp nên tránh dùng tinh dầu melissa…
Phụ nữ có thai giai đoạn đầu không nên dùng bất cứ loại tinh dầu nào. Giai đoạn sau muốn dùng cần có sự chỉ định hoặc tư vấn của bác sĩ và pha chế thật loãng.
- Các lưu ý khi sử dụng tinh dầu:
Sử dụng tinh dầu nồng độ cao có thể gây ra phỏng.
Không để tinh dầu rơi vào mắt hoặc vết thương hở.
Không bôi trực tiếp tinh dầu lên da
Không ăn hoặc uống tinh dầu khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Các lưu ý khi sử dụng tinh dầu
- Cách bảo quản tinh dầu:
Bảo quản tinh dầu trong lọ thủy tinh tối màu.
Hạn chế tiếp xúc với oxy sử dụng xong nên vặn nắp lại để tránh làm giảm hạn sử dụng của tinh dầu.
Bảo quản tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ cao.
Nguồn Sưu tầm