You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.
TẠI SAO KHI SỬ DỤNG KEM CHỐNG NẮNG mà chúng ta vẫn gặp những tình trạng sau:

-      Đen da, sạm nám ?

-      Da mẫn đỏ, nổi mụn.

-      Tại sao bạn sử dụng kem chống nắng một cách rất đều đặn nhưng da vẫn bị sạm nám, thậm chí tình trạng da còn tệ hơn, bạn không cảm thấy kem chống nắng hoạt động trên da của bạn. Vậy nguyên nhân là do kem chống nắng hay là do cách chúng ta sử dụng? Liệu bạn đã sử dụng đúng cách hay chưa?

Các bạn có biết không người dân Hàn Quốc dù trời mưa, râm hay nắng đều sử dụng kem chống nắng trong ban  ngày vì:

 Tia UV có thể xuyên qua mây mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

+ Tia UVA có thể khiến bạn không thấy cháy nắng hoặc đen ngay sau khi tiếp xúc với tia UVA (bạn sẽ nghĩ rằng không bị ảnh hưởng bởi tia UV), tuy nhiên chính vì điều này khiến chúng ta chủ quan và tia UVA thâm nhập vào gây sát thương theo thời gian dẫn đến phá huỷ collagen gây lão hóa, thậm chí có thể dẫn đến ung thư da.

 

Các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây tia UVA và tía UVB là gì ?

1. Thành phần và các loại kem chống nắng cơ bản:


1.1.      Kem chống nắng vật lý (thường chứa Titanium dioxide (TiO2), Zinc oxide (ZnO): là các hoạt chất phân tán che phủ thành một lớp màng mỏng trên da chắn ánh nắng chiếu vào.

1.2.      Kem chống nắng hoá học thường chứa các chất như: Octylcrylene, Avobenzone, Oxybenzone, Homosalate, Mexoryl SX and XL, Tinosorb S and M, Uvinul T 150, Uvinul A Plus…): Dạng lotion trong suốt.

- Đây là loại kem chống nắng chứa các thành phần có tác dụng hấp thụ các tia UV, một số loại còn có tác dụng phân tán các tia UV, nhưng hầu hết chỉ là hấp thụ nên chúng thường được bôi ở lớp dưới cùng để các thành phần hoá học liên kết với các tế bào da thực hiện “nhiệm vụ”, nhưng trong một số trường hợp ban ngày bạn sử dụng skincare có serum hay essence có kết cấu lỏng hơn thì vẫn nên dùng các sản phẩm có kết cấu lỏng trước rồi mới đến kem chống nắng hoá học

2. Cách sử dụng kem chống nắng:

2.1     Sử dụng đúng trình tự:

-      Nếu bạn sử dụng nhiều sản phẩm trên da cùng lúc bạn nên để các sản phẩm đó thẩm thấu vào da hết sau mới bôi kem chống nắng để đảm bảo rằng các sản phẩm khác không làm giảm tác dụng của kem chống.
Thứ tự: Các sản phẩm Skincare ( Serum, kem dưỡng, lotion ) => Kem chống nắng => Makeup

-      Tuyệt đối thôi pha trộn kem chống nắng với bất cứ sản phẩm nào vì như thế có khả năng làm giảm hoặc có thể làm hỏng hiệu quả của các công thức kem chống nắng.

2.2   Phải đợi kem chống nắng hoạt động?

-      Kem chống nắng hoá học: Đợi 15-30 phút mới đc ra ngoài nắng. 

-      Kem chống nắng vật lý thì chúng ta không cần phải đợi.

-      Kem chống nắng vừa vật lý và hoá họcđợi từ 15 – 30 phút trước khi ra nắng.

Để xác định rõ hơn sản phẩm nào là kem chống nắng vật lý, sản phẩm nào là kem chống nắng hoá học thì các bạn đọc bài viết sau đây của mình nhé !

2.3       Phải sử dụng lượng kem chống nắng đủ

Đối với mỗi người, lượng kem chống nắng cần thiết là khác nhau, bởi vì nó còn phụ thuộc vào kích thước khuôn mặt và cổ của bạn. Bạn có thể tính toán như thế nào miễn sao dùng được với đúng lượng kem chống nắng cần thiết được khuyến cáo bởi FDA như mình đã nói bên trên là 2mg/ cm2.

2.4       Bôi kem chống nắng đúng cách:

Theo cá nhân mình tìm hiểu và được biết rằng cách tốt nhất để kem chống nắng hoạt động tốt trên da là không nên chà xát nó, cách tốt nhất là nên vỗ nhẹ chúng. Điều này sẽ giúp cho giảm thiểu sự kích ứng và cũng đảm bảo rằng kem chống nắng được apply đều trên da của bạn. Tuy nhiên vỗ thì rất mất thời gian, nên bạn nào không có tính kiên trì thì có thể xoa nhẹ nhẹ chút rồi vỗ sau nhé, tuyệt đối không nên chà mạnh.

2.5.      Nên Bôi Kem Chống Nắng lại cách bao nhiêu lâu ?

Theo lí thuyết thì chúng ta nên bôi lại kem chống nắng sau 2 giờ, tuy nhiên không phải lúc nào cũng phải như vậy.

Các bạn cũng đã biết SPF là định mức đo lường số giờ trung bình của một sản phẩm chứ không phải là lượng chất chống nắng nhiều hay ít.

Theo định mức quốc tế thì 1SPF = 15 phút, nhưng tuỳ vào làn da của bạn, độ ma sát áo quần tác động của nước… thì điều này có thể thay đổi.

Thế nên việc khuyến cáo bôi kem chống nắng 2 tiếng 1 lần là dành cho những ai tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời lâu, đi bơi, hay tham gia các hoạt động ngoài trời gây đổ mồ hôi, thì việc bôi kem chống nắng sau 2 tiếng là điều chắc chắn cần thiết.

Còn đối với các bạn chỉ làm việc tại văn phòng ít tiếp xúc với ánh nắng thì việc sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF15 trở lên (nhưng theo mình thì tốt nhất là sử dụng SPF 30 trở lên) thì có thể bảo vệ được da bạn cả ngày, không cần thiết phải sử dụng lại.

2.6.      Nên sử dụng kem chống nắng khi nào ?

Phải sử dụng kem chống nắng mỗi ngày, ngay vào những ngày trời mưa hay thậm chí bạn ở trong nhà cả ngày vì tia UV vẫn xuyên qua mây và cửa sổ.

Khi sử dụng các sản phẩm mang tính chất acid như Vitamin C, BHA, AHA… tuyệt đối không bao giờ được quên kem chống nắng, vì những sản phẩm đó sẽ khiến da bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, dễ dàng khiến da bị tổn thương hơn.

2.7.      Không được quên tẩy trang khi dung kem chống nắng.

Khi sử dụng kem chống nắng bắt buộc bạn phải tẩy trang bằng loại tẩy trang chuyên dụng như dầu tẩy trang, còn tẩy trang bằng nước và sữa rửa mặt đối với các sản phẩm này rất khó sạch.

Công thức tốt nhất cho việc tẩy trang sạch: Tẩy trang bằng dầu tẩy trang – rửa lại sữa rửa mặt – lau lại nước hoa hồng ( có thể xông hơi mở lỗ chân long thải độc sâu lỗ chân lông ) – tới bước Skincare đi ngủ.

Tuyệt đối không đi ngủ khi có kem chống nắng trên mặt hay tẩy trang, rửa mặt không cẩn thận mà còn kết hợp các loại Serum kem dưỡng. Đây chính là nguyên nhân 1 phần gây nên mụn ẩn đối với các bạn khi sử dụng kem chống nắng bởi vì một số kem chống nắng có khả năng gây kích ứng và gây tắc lỗ chân lông do các hoặt chất phân tán bám chặt trên da không được tẩy trang sạch kết hợp với nhờn dầu hoặc kem dưỡng khi da chưa sạch dẫn đến tình trạng lỗ chân long bị bít bẩn mụn cho da bạn.

Đừng quên bôi kem chống nắng lên cổ, vì đây cũng là một trong những bộ phận có dấu hiệu lão hoá rất dễ dàng và rõ.

2.8.      Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng kem chống nắng:

Kích ứng da: Việc dùng kem chống nắng đúng cách vô cùng quan trọng, nhất là loại kem chống nắng đó nếu không phù hợp với làn da của chúng ta nó sẽ gây kích ứng da. Do đó, các tình trạng như da bị đỏ, dày bì, da trở nên căng rát và khiến chúng ta cảm thấy rấm rứt và khó chịu. Chúng ta cần nhanh chóng thay đổi loại kem chống nắng khác để hạn chế mọi ảnh hưởng đến làn da

Dị ứng da: Nếu da không chịu được một thành phần nào đó trong mỹ phẩm sẽ làm da bị dị ứng. Các dấu hiệu cho thấy da bị dị ứng với kem chống nắng như da đỏ, phù nề và khiến ta ngứa ngáy, thậm chí sau đó làn da chúng ta còn xuất hiện các loại mụn nước gây lan rộng trên da. Trong các trường hợp dị ứng da hay kích ứng da nghiêm trọng, chúng ta cần đến ngay cơ sở ý tế da liễu nhằm sớm điều trị kịp thời.
Để dùng kem chống nắng đúng cách và an toàn, chúng ta cần thử độ an toàn của kem chống nắng với tình trạng da của mình trước khi sử dụng. Các bạn sẽ cho một lượng nhỏ kem chống nắng và thoa đều vào vùng da nhỏ trong cánh tay, nếu như vùng da này không có các dấu hiệu nóng rát hay nổi mẫn đỏ thì chúng ta mới thoa kem lên mặt và các vùng da khác.

Sự kích ứng và làm khô da là tối thiểu: vấn đề được nhiều người phàn nàn khi dùng kem chống nắng hóa học là: cảm giác châm chích, da bị kích ứng, da bị khô. Nếu bạn dùng kem chống nắng bị những trường hợp trên thì bạn nên đổi sang 1 loại kem chống nắng vật lý. Hầu hết các loại kem chống nắng hóa học đều chứa 1 lượng cồn nhất định để không gây cảm giác bết dính. Nếu da bạn chỉ bị khô, thì cách khắc phục là bôi một lớp sữa dưỡng ẩm trước khi bôi kem chống nắng.

3.      Chọn Kem chống nắng:

Chọn kem chống nắng riêng cho mặt và body: không nên dùng kem chống nắng toàn thân cho mặt vì dễ gây kích ứng và cảm giác rít.
Liều lượng sử dụng: sử dụng khoảng ¼ teaspoon (kích cỡ 1 đồng xu) kem chống nắng thì mới đủ lượng kem cần thiết che phủ cho cả khuôn mặt. Lớp kem phải đủ dày thì hiệu quả mới phát huy.
Chúng ta nên dùng kem chống nắng có chỉ số chống nắng phù hợp với da và môi trường sử dụng
Chọn loại có chỉ số cao dành cho những người có da trắng, da đẹp sẵn, da mỏng, hoạt động ngoài trời trong thời gian dài.
Nếu không tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời mà dùng chỉ số cao thì làm da dễ bị kích ứng, da bị khô.