You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.
Có phải bạn đang thắc mắc các loại hạt dinh dưỡng là gì? Các loại hạt dinh dưỡng có những công dụng như thế nào? Hay nên mua các loại hạt dinh dưỡng ở đâu để đảm bảo chất lượng? Nếu bạn đang có những câu hỏi như vậy thì xin chúc mừng bạn.

1. Các loại hạt dinh dưỡng là gì?

Các loại hạt dinh dưỡng là một nguồn thực phẩm tự nhiên bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Hầu hết chúng đều có những giá trị dinh dưỡng đáng kể. Chúng cung cấp protein, chất xơ, chất béo không bão hòa, chất chống oxy hóa và nhiều hợp chất khác.

Có thể kể đến một vài loại hạt tiêu biểu như hạt hạnh nhân, hạt mắc ca, quả óc chó, hạt chia, hạt dẻ cười…


2. Sau đây là những lợi ích sức khỏe của các loại hạt dinh dưỡng

2.1. Hạt hạnh nhân


Hạnh nhân là một trong những loại hạt tốt nhất cho sức khỏe. Loại hạt này không chỉ giàu chất béo không bão hòa và canxi mà nó còn có nhiều vitamin E và magie. Chỉ cần ăn vài hạt hạnh nhân mỗi ngày, bạn sẽ nhận được những lợi ích sức khỏe đáng kể như giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Một vài hạt hạnh nhân sống và một quả táo là một trong những món ăn nhẹ dinh dưỡng nhất mà bạn có thể ăn mỗi ngày.

Ưu tiên các loại hạt còn nguyên lớp vỏ lụa hơn là hạnh nhân đã tách vỏ, vì lớp vỏ lụa của hạnh nhân có chứa hợp chất gọi là flavonoid, một hợp chất có thể giúp bảo vệ trái tim của bạn.


2.2. Chất béo lành mạnh từ quả óc chó

Các loại hạt dinh dưỡng là nguồn cung cấp chất béo lành mạnh tuyệt vời cho cơ thể. Cụ thể, quả óc chó là loại hạt có chứa một lượng đáng kể axit alpha-linoleic. Đây là một trong những axit béo omega-3 lành mạnh nhất, có tác dụng bảo vệ sự trao đổi chất của xương. Chỉ một khẩu phần ăn sẽ cung cấp lượng khuyến nghị hàng ngày của bạn.

Giữ lại lớp vỏ lụa màu nâu để đảm bảo rằng bạn đang nhận được chất phenol lành mạnh mà loại hạt này cung cấp.

Cách đơn giản để tiêu thụ quả óc chó là bạn hãy cắt nhỏ và thêm vào những món rau, trái cây hay bất kỳ món ăn nào khác.

Bạn cũng có thể rang hoặc dùng để làm sữa.

Đặc biệt, nếu bạn không thường xuyên ăn cá, hãy bắt đầu bổ sung thêm quả óc chó vào thực đơn ngay từ hôm nay để bổ sung axit béo omega-3 và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.


2.3. Luôn tràn đầy năng lượng với quả hồ đào

Hồ đào là một loại hạt lành mạnh khác, không chứa chất béo chuyển hóa và cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin E, canxi, axit folic, kali, magie, kẽm và một số vitamin B.

Chúng rất tốt cho tim của bạn, vì chúng được biết là làm giảm mức cholesterol và ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong động mạch của bạn. Nó cũng cung cấp một lượng các vitamin cần thiết giúp bạn hấp thụ tốt hơn năng lượng được cung cấp từ thực phẩm của bạn.

Bạn sẽ giảm đáng kể các nguy cơ liên quan tới tim mạch bằng cách ăn một nắm hồ đào mỗi ngày.


2.4. Hạt dẻ cười
 

Trong hạt dẻ cười có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như chất xơ, chất chống oxy hóa và protein. Ngoài ra, chúng cũng là nguồn cung cấp Kali và vitamin B6.

Chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, chúng giúp bảo vệ các tế bào khỏi sự tổn thương, từ đó giúp ngăn chặn sự phát triển của các loại bệnh nguy hiểm như ung thư.

So với các loại hạt dinh dưỡng khác. Hạt dẻ cười có ít calo và nhiều protein. Ngoài ra, hàm lượng axit amin của nó cũng cao hơn nhiều so với các loại hạt còn lại.

Điều này biến nó trở thành một món ăn vặt lành mạnh hoàn hảo, thích hợp cho những người ăn kiêng, giảm cân.

Chất xơ trong hạt dẻ cười có lợi cho vi khuẩn đường ruột của bạn. Nó giúp làm tăng số lượng vi khuẩn tạo ra các axit béo chuỗi ngắn có lợi như butyrate.

Kết quả của các cuộc nghiên cứu cũng cho thấy hạt dẻ cười có khả năng giảm huyết áp và lượng cholesterol xấu trong máu.

Hàm lượng L-arginine trong hạt dẻ cười khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành oxit nitric, làm giãn mạch máu, giúp máu lưu thông tốt hơn.


2.5. Hạt chia

Trong hạt chia có chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất chống oxy hóa và chất béo lành mạnh Omega 3. Loại hạt này rất dễ sử dụng, bạn có thể cho nó vào loại sinh tố yêu thích của bạn, thêm các các món salad hoặc pha với nước uống.

Các nhà khoa học cho biết, loại hạt này có nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau, từ khả năng giảm viêm cho đến thúc đẩy giảm cân.

Phần lớn lượng carb trong hạt Chia đều là chất xơ. Chính vì vậy nó có khả năng hấp thụ một lượng lớn nước. Ngoài ra, chất xơ cũng đóng góp vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa.

So với các loại hạt dinh dưỡng khác, hạt Chia có lượng protein chất lượng cao nhiều hơn đáng kể. Đó là lý do vì sao nó thích hợp với những người đang muốn giảm cân.

Hạt chia có chứa những dưỡng chất giúp xương chắc khỏe như canxi, protein, phốt pho và magie. Bên cạnh đó, những người mắc bệnh tiểu đường cũng có thể sử dụng loại hạt này để kiểm soát lượng đường trong máu.


2.6. Hạt mắc ca

Tương tự như danh sách các loại hạt dinh dưỡng khác, mắc ca có chứa một lượng lớn các hợp chất thực vật cũng như các chất dinh dưỡng quan trọng.

Một vài lợi ích sức khỏe của hạt macca có thể kể đến như giúp tim mạch khỏe mạnh, kiểm soát lượng đường trong máu hay cải thiện hệ tiêu hóa.

Flavonoid và tocotrienols là những chất chống oxy hóa có trong hạt mắc ca, chúng giúp hạn chế nguy cơ phát triển của nhiều loại bệnh tật.

Thường xuyên tiêu thụ macadamia là một cách đơn giản để bảo vệ sức khỏe tim mạch do chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn.

Hàm lượng chất xơ hòa tan mà quả mắc ca cung cấp giúp tăng lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, từ đó giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng cho biết, thường xuyên tiêu thụ mắc ca còn giúp giảm nguy cơ ung thư, tăng cường sức khỏe não bộ và giúp kéo dài tuổi thọ.


2.7. Hạt phỉ
 

Loại hạt này chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm chất béo lành mạnh, các loại vitamin và khoáng chất, cùng với đó là các chất chống oxy hóa.

Trong hạt phỉ có chứa một số hợp chất có lợi cho bệnh tiểu đường. Mặc dù vậy, vẫn cần nhiều cuộc nghiên cứu hơn để có kết luận chính xác nhất về điều này.

Chất béo lành mạnh mà loại hạt này mang lại có thể giúp ngăn ngừa và giảm viêm. 

Kết quả của các cuộc nghiên cứu cho thấy mangan, vitamin E và các hợp chất chống oxy hóa trong hạt Phỉ có thể giúp ngăn ngừa một số loại ung thư.

Một trong những hợp chất chống oxy hóa nổi bật nhất trong hạt phỉ đó là phenolic. Nhưng để nhận được nồng độ cao nhất của hợp chất này thì bạn nên tiêu thụ hạt phỉ nguyên hạt và chưa rang.

Hạt phỉ có lợi cho tim mạch nhờ vào khả năng giảm lượng lipid trong máu và cân bằng mức huyết áp trong cơ thể.


2.8. Hạt lanh

Từ thời xa xưa hạt lanh đã được con người đánh giá cao bởi những lợi ích mà nó mang lại cho con người. Điều này là do nó có chứa một lượng lớn chất xơ, omega 3 và đặc biệt là lignans.

Lignans là một hợp chất có đặc tính chống oxy hóa, giúp ngăn chặn một số loại ung thư như ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. So với các loại thực phẩm thực vật khác, hạt lanh có lượng Lignans cao hơn đáng kể.

Với một lượng lớn chất xơ được tích trữ trong mỗi hạt nhỏ nên việc tiêu thụ hạt lanh sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, từ đó hệ thống tiêu hóa cũng được cải thiện.

Ngoài ra, nó cũng giúp giảm cholesterol và đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch.

Do có hàm lượng protein chất lượng cao nên nếu bạn là một người không thích ăn thịt thì có thể cân nhắc bổ sung loại hạt này vào thực đơn ăn uống của mình để bổ sung lượng protein cần thiết.

Hạt lanh có khả năng giúp kéo dài cơn no, kiểm soát cảm giác thèm ăn nên nó cũng thích hợp cho những người ăn kiêng, muốn giảm cân.


2.9. Hạt thông

Hạt thông có thể làm tăng mức năng lượng cho bạn do chứa protein, sắt và magie. Sức mạnh chống oxy hóa của vitamin E có trong chúng có thể giúp giữ cho làn da của bạn khỏe mạnh và tươi trẻ.

Ngoài ra, thường xuyên ăn hạt thông cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch. Lợi ích này là do loại chất béo lành mạnh có trong hạt thông.

Ngoài ra, chất béo lành mạnh có trong hạt thông cũng có thể giúp xây dựng và sửa chữa các tế bào trong não bộ.


2.10. Hạt điều
 

Hạt điều chứa nhiều chất xơ, chất béo lành mạnh, protein thực vật và ít đường. Ngoài ra, nó cũng là nguồn cung cấp mangan, magie và đồng. Đây đều là những dưỡng chất quan trọng giúp cải thiện sức khỏe tổng thể.

Hạt điều có chứa một lượng lơn các hoạt chất chống oxy hóa, đặc biệt là carotenoid và polyphenol, giúp giảm viêm và ngăn chặn nguy cơ phát triển nhiều loại bệnh nguy hiểm.

Thường xuyên tiêu thụ các loại hạt đã được chứng minh là giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và hạt điều cũng trong số đó. Nó giúp cân bằng huyết áp, cholesterol và chất béo trung tính.

Thực phẩm ít đường và giàu chất xơ là hai yếu tố giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giảm sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2.

Hạt điều đều có hai yếu tố này. Mặc dù vậy vẫn cần nhiều nghiên cứu khác để có kết luận chính xác nhất về việc này.
 
Nguồn Sưu tầm